VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HẠT NHÂN

NUCLEAR TRAINING CENTER

  • Vũ Hoàng Hải
  • Lượt xem: 69

     Thông tin hội nghị Chủ đề: Quản lý và chôn cất chất thải phóng xạ. Thời gian: 2:00 giờ ngày 22/06/2015 đến 12h00 ngày 26/06/2015. Địa điểm: Đại học Lorraine – Mines Nancy – France.

Petrus2015[1]

Thông tin khái quát

     Hội nghị nghiên cứu sinh PETRUS có mục đích là tạo cơ hội cho các nghiên cứu sinh trong Liên minh Châu Âu thực hiện nghiên cứu của họ liên quan đến lĩnh vực Quản lý và Chôn giữ Chất thải Phóng xạ. Đồng thời những người tham dự cũng có cơ hội theo dõi một số bài giảng chuyên biệt được các chuyên gia có kinh nghiệm truyền đạt.

     Danh mục các chủ đề chính được trình bày trong hội nghị bao gồm:

–          Vi trùng học trong xử lý chất thải nhiễm xạ (MICROBIOLOGY IN NUCLEAR WASTE DISPOSAL), giáo sư Karsten Pedersen (Đại học Chalmers, Microbial Analytics AB, Thụy Điển)

–          Bảo vệ phóng xạ và tác động của EU BSS trong quản lý chất thải (RADIATION PROTECTION AND THE IMPACT OF THE NEW EU BSS ON WASTE MANAGEMENT); Dr. Danyl Pérez Sánchez (CIEMAT, Tây Ban Nha)

–          Mô phỏng kết hợp các quá trình vật lý và hóa học trong hệ thống rào chắn giúp đánh giá/phân tích an toàn (MODELLING THE COUPLED PHYSICAL AND CHEMICAL PROCESSES IN ENGINEERED BARRIER SYSTEMS IN RELATION TO SAFETY ANALYSIS/ASSESSMENT); Giáo sư Hywel Thomas (Đại học Cardiff, Vương quốc Anh)

–          Nghiên cứu đồng dạng tự nhiên trong xử lý thải phóng xạ trong địa chất (NATURAL ANALOGUE STUDIES IN THE GEOLOGICAL DISPOSAL OF RADIOACTIVE WASTES); Giáo sư Jean-Marc Montel (Université de Lorraine, Pháp)

–          Các dạng chất thải phóng xạ trong điều kiện chôn giữ dưới lòng đất (RADIOACTIVE WASTE FORMS IN THE CONTEXT OF GEOLOGICAL DISPOSAL); Giáo sư Abdesselam Abdelouas (École des Mines de Nantes, Pháp)

–          Các vấn đề trong quản lý chất thải phóng xạ và cộng đồng (RADIOACTIVE WASTE MANAGEMENT AND SOCIAL ISSUES); Giáo sư Jenny Rees (SKB/ Linnaeus University, Thụy Điển)

Các tiểu ban

     Sự kiện được chia thành 2 phần trong buổi sáng và chiều. Trong nội dung làm việc buổi sáng, các nghiên cứu viên được lựa chọn sẽ trình bày các bài tham luận để thể hiện một cách khái quát công việc của họ (15 phút cho mỗi bài trình bày và 10 phút cho việc thảo luận giữa người trình bày, ban đại biểu và những người tham dự. Những thành viên khác như các nghiên cứu viên trẻ đang làm việc tại các trung tâm nghiên cứu hoặc trong các ngành công nghiệp sẽ có cơ hội trình bày công việc của họ dưới dạng poster.

     Nội dung công việc trong buổi chiều sẽ là những bài giảng có tính học thuật cao, liên quan đến những lĩnh vực nghiên cứu về chôn giữ chất thải phóng xạ. Nội dung làm việc này mở cửa cho tất cả những đối tượng quan tâm.

PETRUS là gì?

     PETRUS III là một dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu trong khuôn khổ chương trình EURATOM lần thứ 7, mục tiêu của hoạt động này là phát triển Giáo dục và Đào tạo (E&T) trong lĩnh vực xử lý chất thải phóng xạ liên quan đến địa chất.

     Từ năm 2005, PETRUS được khởi động trên cơ sở hợp tác giữa các trường đại học, các tổ chức quản lý chất thải phóng xạ, các nhà tài trợ đào tạo, và các chuyên gia đến từ những viện nghiên cứu; với nỗ lực phát triển phương pháp đào tạo liên kết E&T liên quan đến hoạt động chôn cất chất thải trong lòng đất. PETRUS hướng đến một chiến lược phát triển đột phá giúp mở rộng, đổi mới và cải tiến các kỹ năng một cách chuyên nghiệp, bằng cách chia sẻ các nguồn lực từ giới học thuật cũng như kinh nghiệm trong các hoạt động ở quy mô công nghiệp. Một liên minh bao gồm 21 thành viên đến từ 12 quốc gia trên khắp Châu Âu đã được thiết lập để thực hiện ý tưởng nêu trên.

     Các mục tiêu chính của dự án này ở thời điểm hiện tại là:

–          Thực hành theo khung chương trình đào tạo đã được công nhận, tuân thủ những quy tắc ECVET, cấp chứng nhận cho các hoạt động chôn giữ liên quan đến địa chất;

–          Thiết kế và đề xuất một khung chương trình đào tạo và nghiên cứu đa ngành cho các nghiên cứu sinh;

–          Phát triển các chiến lược giúp đảm bảo tính bền vừng của sáng kiến PETRUS

Nguồn: http://www.enen-assoc.org