VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HẠT NHÂN

NUCLEAR TRAINING CENTER

  • Vũ Hoàng Hải
  • Lượt xem: 65

     Ngày 31 tháng 5 năm 2016, Một thỏa thuận đã được ký kết giữa IAEA và Mạng lưới giáo dục và đào tạo khu vực về công nghệ hạt nhân, còn được gọi là STAR-NET gồm 13 trường đại học đến từ sáu quốc gia ở Đông Âu và Trung Á, để thiết lập các khuôn khổ hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo hạt nhân, nghiên cứu và tiếp cận công nghệ hạt nhân. Thỏa thuận sẽ tạo điều kiện tương tác nhiều hơn trong các chương trình giáo dục và học tập để tăng cường sức mạnh tổng hợp giữa các hoạt động quốc tế và các chương trình học thuật quốc gia đồng thời thúc đẩy chia sẻ tri thức trong lĩnh vực hạt nhân.

 

Chủ tịch STAR-NET Ông Mikhail Strikhanov (trái) và Phó Tổng Giám đốc IAEA Ông Mikhail Chudakov đã ký thỏa thuận vào ngày 31/5/2016 ở Moscow, tại Diễn đàn công nghiệp hạt nhân quốc tế ATOMEXPO lần thứ VIII năm 2016. (Ảnh: Rosatom)

     “Năng lượng hạt nhân được thiết lập để đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề về nhu cầu năng lượng đang gia tăng, phát triển bền vững và giảm thiểu biến đổi khí hậu”, Ông Mikhail Chudakov, Phó Tổng Giám đốc đồng thời là Trưởng Ban Năng lượng hạt nhân của IAEA nói. “Giáo dục hạt nhân vẫn là chìa khóa để đảm bảo vai trò này và tôi tin rằng STAR-NET sẽ có đóng góp lớn cho việc đó.”

     Lễ ký kết được tổ chức bên lề của Diễn đàn công nghiệp hạt nhân quốc tế ATOMEXPO-2016 lần thứ XIII diễn ra tại Moscow, Liên bang Nga.

     Ngài Chủ tịch STAR-NET Ông Mikhail Strikhanov, đồng thời là Hiệu trưởng trường Đại học Nghiên cứu hạt nhân Quốc gia Nga MEPhI, nhấn mạnh rằng các mạng lưới giáo dục và đào tạo khu vực mới sẽ bổ sung cho các sáng kiến quốc tế hiện hành, bao gồm cả những sáng kiến của IAEA: “Thông qua giáo dục và đào tạo, chúng tôi muốn góp phần giải quyết các vấn đề liên quan đến công nghệ hạt nhân và tiếp cận cộng đồng, “Ông nói. “Các trường đại học trong mạng lưới STAR-NET sẽ được hưởng lợi từ những kinh nghiệm có được của các mạng lưới giáo dục và tri thức quốc gia và khu vực đã được thành lập ở châu Á, châu Âu, châu Phi và Mỹ Latinh.”

     Màng lưới STAR-NET do IAEA hỗ trợ, được thành lập vào năm 2015, quy tụ 13 trường đại học hàng đầu đến từ Armenia, Azerbaijan, Belarus, Kazakhstan, Nga và Ukraina. Mục tiêu của mạng lưới này là để thúc đẩy, quản lý và bảo tồn tri thức hạt nhân và để đảm bảo sẵn sàng liên tục cung cấp nguồn nhân lực tài năng và có trình độ trong lĩnh vực hạt nhân ở các quốc gia thành viên. Mạng lưới cũng nhằm mục đích nâng cao năng lực và tính sẵn sàng của nguồn nhân lực để đảm bảo sử dụng an toàn và bền vững công nghệ hạt nhân.

     Theo mô hình của mạng lưới ENEN về giáo dục hạt nhân đã được thành lập ở châu Âu, chương trình quản lý tri thức hạt nhân của IAEA trước đây đã hỗ trợ việc thành lập và hoạt động liên tục của ba mạng lưới giáo dục hạt nhân khu vực: Mạng lưới giáo dục về khoa học và công nghệ hạt nhân châu Phi AFRA- NEST, Mạng lưới giáo dục công nghệ hạt nhân châu Á ANENT, và Mạng lưới giáo dục công nghệ hạt nhân Mỹ La-tinh LANENT.

 Chu Minh Dương

Tổng hợp và biên dịch từ nguồn: IAEA