VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO HẠT NHÂN

NUCLEAR TRAINING CENTER

  • Dương Thanh Tùng
  • Lượt xem: 193
 Theo IAEA, tất cả nhân viên thuộc ngành công nghiệp năng lượng và nhà máy có thể nâng cao kiến thức, hiểu biết và kỹ năng khi được đào tạo trên hệ mô phỏng, trong đó:

Đối với nhân viên pháp quy:

o    Có những hiểu biết tốt hơn về các quá trình hoạt động của nhà máy;

o    Học được cách thức để kiểm tra và kiểm chứng chức năng và độ chính xác của hệ mô phỏng; và

o    Hiểu rõ về tính hiệu quả và tính an toàn của thiết kế khi thực hiện các kịch bản sự cố trên hệ mô phỏng.

Nhân viên kỹ thuật và vận hành: 

o    Có khả năng kiểm chứng các thủ tục vận hành ở điều kiện bình thường và khẩn cấp;

o    Có khả năng kiểm tra những thay đổi của nhà máy;

o    Đào tạo nhân viên bảo trì trong một môi trường an toàn; và

o    Mở rộng năng lực của họ trong khi thực hiện kiểm tra và xác thực các quá trình của nhà máy.

Cán bộ làm công tác đào tạo:

o    Hoàn thiện và cải thiện hiệu quả của quá trình đào tạo và kiểm chứng chất lượng nhân viên được đào tạo;

o    Chỉ ra một cách trực quan những thay đổi của mối quan hệ giữa các thông số nhà máy với việc sử dụng phối cảnh kỹ thuật các hệ   thống thông qua các sơ đồ mô phỏng.

Sinh viên, học viên chuyên ngành:

o    Thực hành thao tác bảng điều khiển hệ thống đo đạc thông qua các màn hình hiển thị cảm ứng hình ảnh thực; và

o    Học hỏi, củng cố kiến thức lỹ thuyết với một chương trình thay đổi mềm dẻo, mở rộng khả năng tự tìm hiểu, tự học.

Đối với cán bộ quản lý:

o    Có các hiểu biết cơ bản về các hệ thống trong NMĐHN, tương tác và ảnh hưởng của các thành phần trong hệ thống chung của NMĐHN;

o    Đánh giá được nhu cầu nhân lực, kỹ năng nhân viên và những yêu cầu kỹ thuật cần thiết nhằm đảm bảo hoạt động có hiệu quả các hệ thống trong NMĐHN.

Đối với cán bộ nghiên cứu, hỗ trợ kỹ thuật:

o    Có các hiểu biết sâu hơn về các quá trình và hệ thống trong NMĐHN, tương tác và ảnh hưởng của các hệ thống, đặc biệt là các hệ thống an toàn và điều khiển, trong trạng thái vận hành bình thường hay trong các điều kiện chuyển tiếp, sự cố;

o    Đánh giá được vai trò của các thành phần, thiết bị, hệ thống công nghệ và các yêu cầu kỹ thuật cần thiết trong quá trình vận hành cũng như so sánh với các giá trị thiết kế, từ đó đưa ra và đề xuất các giải pháp kỹ thuật giúp cho việc hoàn thiện, tối ưu hóa quy trình vận hành, phương án xử lý tình huống hay các thay đổi nếu có trong hệ thống công nghệ;

o    Nâng cao chất lượng kết quả R&D khi sử dụng hệ mô phỏng cùng với các công cụ phân tích, đánh giá an toàn khác.

 

Phòng mô phỏng nhà máy điện hạt nhân VVER1200

                    Hệ mô phỏng thời gian thực NMĐHN VVER 1200  

      Giao diện vòng thứ cấp của NMĐHN VVER1200

 

Liên hệ: 

Đoàn Mạnh Long – Phụ trách Phòng mô phỏng NMĐHN VVER-1200

Điện thoại: 04 35690080 (máy lẻ 107)

Fax          : 04 35690081